Đánh Giá Chi Tiết Dell XPS 13 (2020) - Lựa Chọn Của Thập Kỉ Mới

Trên thị trường laptop, có 2 thiết kế đứng đầu trong thập kỷ vừa qua. Thứ nhất phải kể đến MacBook Air xuất hiện và tung hoành suốt nửa đầu thập kỷ và là hình mẫu cho hàng loạt các thiết kế tương tự. Tuy nhiên, 5 năm còn lại chính là thời kì của Dell XPS 13. Với thiết kế ban đầu là một laptop nhỏ gọn với viền màn hình cực mỏng, sản phẩm bắt đầu trở thành xu hướng và trở nên ngày càng phổ biến như bây giờ.

Sau 4 năm lặp lại thiết kế cũ, Dell vừa cho ra mắt Dell XPS 13 2020 với những cải tiến mới, đồng thời cũng duy trì những đặc điểm mà tôi luôn cho là điểm mạnh khó có thể thay thế của dòng này. 

Thiết kế và màn hình

Có thể tóm gọn là tốt hơn cả mong đợi của tôi. XPS vẫn giữ cơ bản các thiết kế ban đầu, nhưng những điểm mạnh được tối ưu hơn hẳn. Đầu tiên là màn hình 13.4 inch với tỉ lệ 16:10 thay vì 16:9 như trước, gần giống với hình vuông hơn. Dù chỉ cao hơn 0.1 inch nhưng trông thỏa mãn hơn nhiều. Tỉ lệ 16:10 đồng nghĩa với việc bạn có thể nhìn được nhiều dòng hơn trên Word, nhiều hàng hơn trên sheet Excel và ít phải cuộn lăn lên xuống hơn trên các trang web.

Thay đổi này có chút ảnh hưởng khi bạn phát video, có thể sẽ có các thanh trống màu đen, vì hầu hết video được thiết kế cho màn hình 16:9. Tuy nhiên, đối với người chủ yếu dùng laptop để làm việc thì vấn đề này không là gì cả, chỉ là một sự đánh đổi bé tẹo.

Màn hình 16:10 này giống với phiên bản XPS 13 2-in-1 đã từng đứng đầu thị trường. Độ sáng màn hình lên tới 500 nit (thông số với máy tính thông thường là 200-300 nit), là một trong những màn hình tốt nhất. Màu sắc hiển thị với độ chính xác cực cao.

Dell XPS cũng cực kỳ sắc nét. Độ phân giải 1.920 x 1200, có nghĩa là tốt hơn cả màn hình tiêu chuẩn 1080p. Bạn sẽ không lo hình ảnh bị vỡ, nên trừ khi bạn là người chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp thì không cần độ phân giải cao hơn nữa làm gì. Lợi ích của màn hình 4K+ là có nhiều đơn vị pixel hơn, vì vậy mà dải màu cũng rộng hơn.

Không chỉ hình dáng màn hình mà viền màn hình (viền bezel) cũng giúp cho phần nhìn của laptop hoàn hảo hơn. Viền phía trên và hai bên vẫn cực mỏng như thế, nhưng ngay cả viền dưới cũng được thay đổi bất ngờ. Dell sử dụng một loại “bản lề” độc nhất giống như ống xi phông và chỉ nằm vừa vặn dưới bề mặt bàn phím. Một phần của viền dưới vốn đã nhỏ lại ẩn khuất đi. Một thủ thuật nhỏ này đã giúp viền màn hình trông mỏng đi nhiều hơn nữa. Đối với phiên bản màu trắng, tôi thích cách Dell đổi màu viền sang màu đen thay vì màu trắng để làm bật lên vẻ thanh mảnh của nó.

Dù viền màn hình mỏng như vậy, Dell vẫn cố gắng để mô-đun camera 720p ở góc trên laptop, và Nose-cam không còn nữa. Đây không phải là một webcam hoàn hảo nhưng về cơ bản vẫn đủ dùng. Để tận dụng khoảng trống, một camera IR đã được thêm vào để tiện cho việc đăng nhập Windows Hello bằng nhận diện khuôn mặt.

Bàn phím và bàn di chuột

Thiết kế bàn phím vẫn là phong cách “tốt hơn cả mong đợi” của tôi. Không một milimet khoảng trống nào trên bàn phím là dư thừa cả. Cảm hứng bàn phím được lấy từ XPS 13 2-in-1 về diện mạo, dù không mang lại cảm giác giống nhau. Kích thước phím tăng lên và khoảng cách giữa các phim nhỏ lại. Các phím cũng trải dài đến hai viền bàn phím.

 

Nút nguồn (và cả cảm biến vân tay tích hợp) được đặt ở phía trên cùng bên phải khá giống với MacBook. Một thay đổi nhỏ nữa trong bố cục mà tôi đánh giá cao là nút mũi tê trái phải được để nguyên vẹn kích thước, trong khi trước đây chúng chỉ được nửa cỡ và nút Page Up, Page Down chèn vào giữa. Tôi đã từng gặp tình trạng vô tình bị trôi mất trang vì thiết kế như vậy.

Bàn phím này đã ngay lập tức được đưa vào danh sách những bàn phím tôi yêu thích nhất.

Một phần nữa ở bàn phím mà tôi rất thích là Dell đã không thay đổi cảm giác bấm phím trước đây. Thay vì theo thiết kế bàn phím butterfly như ở XPS 13 2-in-1, họ vẫn giữ 1mm travel and snappy. Cũng như Apple - cha đẻ của bàn phím butterfly, Dell cũng quyết định bỏ loại phím này.

Bàn di chuột cũng to hơn phiên bản cũ. Thao tác trên bàn di khá nhạy nhưng tôi vẫn hy vọng nó nhạy hơn chút nữa. Dù sao thì nó cũng luôn tốt như từ trước tới giờ. 

Các cổng cắm và chất lượng lắp ráp

Bên cạnh đó, nếu bạn đã quen với phiên bản XPS 13 cũ, bạn sẽ thấy có những sự thay đổi rất lớn. Bởi vì thiết kế viền bàn phím siêu mỏng, không có nhiều khoảng trống cho các cổng nữa. Chúng ta sẽ thấy có rất ít cổng, và chúng được đẩy ra phía sau nếu có thể. Bên phải là cổng chuẩn kết nối cao cấp Thunderbolt 3 và jack cắm headphone, bên trái là một cổng Thunderbolt 3 khác và một thẻ Micro SD.

So với phiên bản cũ, phiên bản mới có ít hơn một cổng USB-C. Dell bây giờ không thua kém Apple về các cổng USB. Tôi thích thiết kế mỗi bên một Thunderbolt 3 hơn là cùng một phía. Nó giúp việc sạc dễ dàng hơn dù bạn đang dùng cổng bên nào đi nữa.

Phần viền được phủ lớp nhôm diamond-cut giúp tăng thêm cảm giác “sịn sò” và chắc chắn hơn cho phần lắp ráp. Một lớp mỏng sợi polycarbonate phủ lên phần trống để bàn tay với các họa tiết đan xen vào nhau độc đáo. Bên cạnh thiết kế liền khối unibody của Macbook Pro thì Dell XPS 13 2020 cũng rất đáng được tuyên dương.

Khối lượng lớp nhôm không đáng kể. Laptop nặng khoảng 1,2 kg, tương đương với khối lượng của MacBook và HP Spectre x230 13. Dù nó mang lại cảm giác chắc chắn nhưng bạn sẽ dễ dàng mở laptop, thậm chí với một ngón tay. 

Hoạt động của Dell XPS

Chỉ cần nhìn vào bộ xử lý bạn sẽ dễ dàng biết được laptop đó hoạt động tốt hay không. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ quan tâm tới các thông số kỹ thuật. Dù các thành phần cấu tạo giống với các laptop khác, Dell có những cải tiến giúp laptop hoạt động hiệu quả hơn.  Ví dụ, tấm Gore được dùng để tăng hiệu quả tản nhiệt của máy; bộ vi xử lý được nâng cấp với các con chip Intel thế hệ thứ 10 “Ice Lake”.

Dell XPS 13 2020 là một trong những laptop có CPU 4 nhân mạnh nhất mà bạn có thể mua, thậm chí có thể dùng để xuất video trên HandBrake. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn nên mua laptop này để render video 3D hoặc chỉnh sửa video chuyên nghiệp, nhưng với hầu hết các tác vụ khác, bạn sẽ không thể tìm được laptop nào chạy nhanh hơn với kích thước tương tự.

Đồ họa rời của Intel đã được cải thiện với Ice Lake, nên bạn hoàn toàn có thể chơi một số game trên XPS 13 này. Dù sao thì đây không phải là một gaming laptop. Với các game nặng, bạn nên giảm chất lượng xuống 720p khi chơi. 

Tuổi thọ pin

 

Tôi kỳ vọng rất nhiều vào thời lượng pin của các laptop đắt tiền. Thế nhưng XPS 13 còn vượt cả mong đợi với hơn 11,5 giờ nếu bạn lướt các trang web nhẹ nhàng. Thời gian này còn lâu hơn Macbook Air hay Dell XPS 13 2-in-1 và Surface Pro 7. Nó chỉ thua HP Spectre x360 và ZenBook 13 UX333 thôi. Tuy nhiên, tuổi thọ pin còn phụ thuộc vào cách bạn dùng nó như thế nào nữa.

Theo :https://vn.trangcongnghe.com/

Đánh Giá - Tư Vấn Tiêu Dùng khác

Positive SSL